Tri thức cơ sở về dương trạch trong phong thủy học truyền thống
Cùng với mức sống không ngừng nâng cao, mọi người ngày càng chú trọng đến môi trường và chất lượng nhà ở, quan hệ giữa con người với nhà ở ngày càng mật thiết. Vì vậy việc có được những tri thức cơ sở về dương trạch (nhà ở) trong phong thủy học truyền thống là rất cần thiết.
Chọn địa chỉ
Chọn nơi xây cất nhà chính là xem xét về môi trường xung quanh của nơi muốn xây nhà, theo phong thuỷ, phái hình thế chính là long, huyệt, sa, thuỷ. Long đến phải thiện và vui mới là đầu long kết huyệt, thanh long, bạch long sa phải bao quanh, hình thành môi trường tự nhiên sơn vây thuỷ bọc.
Ngoài môi trường địa lý tự nhiên ra còn phải xem xét đến môi trường địa chất. Chất đất phải mịn dính, cứng khô mới tốt. Kị những dải đất cằn cỗi, có đới địa chấn, có mạch nước ngầm, nơi có nguy cơ lũ lụt, nơi đất có mổ khoáng sản, đất hoang vu, sỏi đá, đất bên cạnh bãi tha ma, miếu mạo, đất nhiều hầm hố, đất bùn lầy.
Môi trường giao tiếp, cần ở những khu vực dân cư đông đúc, giao thông thuận tiện, lấy nước dễ dàng, nơi có sông ngòi, giếng nước, tốt nhất là chọn được nơi nhiều người từ thôn quê tụ tập về có tính quy hoạch, tránh nơi phong thủy đối đầu, nhà ở lộn xộn không có tính quy hoạch. Chọn nơi có sự điều hoà giữa các hộ nhà ở, che chắn cho nhau hình thành không khí môi trường có tính cộng đồng.
Nền móng của nhà
Điều kiện địa chất tốt, tránh môi trường địa chất kém. Chọn được kết cấu kiến trúc vững chắc và loại hình cơ sở kiến trúc tốt làm cho nhà bền vững. Chất đất nền móng nhà không tốt nhưng có thể xử lý phù hợp và sử dụng được, nếu không xử lý được thì không nên dùng.
Kiến trúc
Kiến trúc bao gồm các yếu tố nền móng, hình trạch, bố cục kiến trúc, kết cấu, trang trí, ánh sáng, thông gió, đèn chiếu sáng, cấp thoát nước. Kiến trúc ở nông thôn cũng phải có quy hoạch, có thiết kế, phải đảm bảo có tính ổn định, bền vững.
Ánh sáng
Theo thiết kế kiến trúc phải có đủ lượng ánh sáng, diện tích lấy được ánh sáng của nhà thường phải lớn hơn 15% diện tích toàn bộ kiến trúc, trường hợp nhà quá sâu theo chiều dọc, không lấy được ánh sáng thì nên thiết kế giếng trời ở giữa, hoặc chia làm hai khu, khu sinh hoạt và khu ở.
Thông gió
Không khí trong nhà phải lưu thông, nếu để không khí chết sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, không nên để cho gió lớn vào được nhà làm thoát mất khí, cần phái có lượng khí tụ nhất định trên cơ sở thông gió. Ngoài ra, không được để không khí ô nhiễm từ nhà bếp, phòng vệ sinh xâm nhập vào phòng ngủ và phòng khách. Nhà hướng nam thường thu nạp nhiều gió nam hơn gió bắc, cho nên phòng bếp thường bố trí ở hướng tây bắc, hoặc đông bắc.
Nhân tố con người
Nhân tố con người ở đây còn gọi là thông tin về sinh mệnh và thông tin về cơ thể. Có rất nhiều trường phái phong thuỷ nhà ở, mỗi phái có một cách nói riêng của mình. Ví dụ, thông tin sinh mệnh cửa phái mệnh lý, phái phi tinh (sao bay) đưa ra là ngày sinh của gia chủ, cho rằng học về phong thuỷ thì nhất định phải học được tri thức mệnh lý, vô mệnh lý, nếu không sẽ không thể làm tốt bố cục phong thuỷ.
Lý khí
Phong thuỷ học chia làm hai phái lớn, một là phái hình thế, hai là phái lý khí. Lý khí là một trong những nội dung trọng điểm mà phái lý khí nghiên cứu. Phái lý khí cho rằng, dương trạch là không gian khép kín, lý khí coi trọng hơn hình thế, dương trạch là “hình thế ngoại thất, lý khí nội thất”.