Thế nào là thuật phong thủy

Chia sẻ ngay

Thuật phong thủy còn gọi là Kham dư học, Tướng địa thuật, Địa lý, Tướng trạch thuật, Thanh ô, Thanh nang thuật, Hình pháp… là bộ phận tạo nên phương thuật cổ đại Trung Quốc quan trọng, cùng là nội dung quan trọng trong kho tàng văn hóa truyền thông Trung Quốc.

phongthuy

Kham Dư: Kham là thiên đạo, Dư là địa đạo. Phong thủy khi bắt đầu đã có duyên nợ gắn kết giữa thiên văn lịch pháp và địa lý, ngửa mặt quan sát thiên văn, cúi xuống quan sát địa lý chính là hai đặc trưng cơ bản của bộ môn huyền bí này.

Tướng địa: Là chi quan sát hình thể Đất đai.

Thanh ô: Được lấy tên từ ô tử gia thanh tướng địa đời Hán, còn gọi là Thanh ô tiên sinh.

Thanh nang: Xuất hiện bắt đầu từ Quách Phác thời Đông Tấn có được 9 cuốn Thanh nang và từ đó trước tác ra cuốn sách kinh điển về tướng địa Thanh Nang Kinh.

Nhưng trong dân gian thường gọi là “phong thủy”, từ “phong thủy” này khi mới xuất hiện là ở trong Táng thư của Quách Phác: “Táng giả, thừa sinh khí đã; kinh viết: khí thừa phong tức tán, giới thủy tắc dừng, tụ chỉ khiến bất tán, hành chi khiến hữu dừng, có vị chi phong thủy”. Chính vì vậy mà người sau này coi Quách Phác là bậc thánh triết, tiên hiền của phong thủy học, mà phải phong thủy truyền thừa lại đều tôn Cừu thiên huyền nữ là tôn sư của âm dương viên (cửa phong thủy). Bởi vì theo truyền thuyết thì Cửu thiên huyền nữ đã giúp cho Hoàng đế chiến thắng Hung ưu, giải cứu trăm họ khỏi khốn khố mà đã truyền thụ cho họ số thuật huyền học, trong đó bao gồm thuật phong thủy. Trong thuật phong thủy thì một số nguyên tố lớn quan trọng là:

Phong: Hiện tượng không khí chuyển động.

Thủy: Dòng nước chảy, đường đi.

Khi: ra khi mà địa khí và không trung không thể nhìn thấy.

Ngoài ra còn có những nội dung quan trọng như: Long, cát, huyệt, thủy, toà hướng…

Những người có học thời xưa đều thông hiểu phong thủy, rất nhiều đại quan thậm chí còn đặt đến mức độ tinh thông phong thủy, thời tiên Tần ờ Trung Hoa là thời kỳ thai nghén của phong thủy học: thời kỳ Nguy Tề Nam Bắc Triều, phong thủy học đã được truyền bá; thời nhà Tống là thời kỳ thịnh hành của phong thủy: thời kỳ Minh Thanh thì mọi người không ai không biết đến phong thủy.

Trong lịch sử cận đại, phong thủy học rất thịnh hành ở Trung Quốc, sau khi giải phóng và thời kỳ Cách mạng văn hoá, phong thủy học của Trung Quốc đã phải chịu sự tấn công và phá vỡ của ngọn lửa cách mạng lúc bấy giờ: nhưng trong thực tiễn dân gian, vẫn còn tiềm tàng những cao nhân và thị trường vận dụng phong thủy học. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành kiến trúc xây dựng và môi trường học sinh thái, quan điểm quốc tế cũng hết sức coi trọng phong thủy học, khiến cho phong thủy học một môn khoa học lâu đời lại có thể phát triển lên và bừng lên sức sống mới.

Người xưa đã nói: “Bù ô bất tinh, điều vu nhất sự: y được bất tinh, hại vu nhất nhân: địa lý bất tinh, khuynh gia diệt tộc” (Làm việc không suy nghĩ thì hỏng một việc, làm thuốc không giỏi thì chết một người, thầy Phong thủy không giỏi thì hại chết một dòng họ). Có thể thấy rằng thuật phong thủy trong lòng mọi người chiếm một vị trí quan trọng như thế nào.

Chính vì vậy, thuật phong thủy thực chất là một loại quan niệm văn hoá truyền thống, một loại dân tục lưu truyền rộng rãi, một môn số thuật tránh hung tìm cát, một môn học vấn có liên quan môi trường và con người. Từ góc độ lý luận khoa học hiện đại xem xét, phong thủy học là một môn khoa học tổng hợp của vật lý học địa cầu, địa chất học, cảnh quan môi trường học, kiến trúc sinh thái tự nhiên, phương vị vận hành thiên thể.