Tại sao cung điện của các Hoàng Đế phải xây trên tuyến Tý Ngọ?
Cung “Tý, Ngọ, Mão, Dậu” ghi trên la bàn tức là chỉ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Bất cứ một vật gì dù mạnh đến đâu cũng không thể ngăn chặn được năng lượng của 4 khí trường đó. Vì thế, từ cổ chí kim, cung điện của các Hoàng Đế nhất định phải xây trên tuyến Tý Ngọ, phương hướng bày đặt chính thần cũng nhất định phải là Tý sơn Ngọ hướng. Bởi vì chính thần hấp thụ khí cực chính.
Tý là Bắc, Ngọ là Nam. Tý sơn Ngọ hướng hoặc toạ Tý hướng Ngọ tức là mặt của căn nhà phải hướng về phía Nam để hút tướng đế vương. Lấy ví dụ là thành Bắc Kinh đời Minh, Thanh: Đây là thành phố “mặt hướng Nam” điển hình. Không gian thành phố cực kỳ chỉnh quy, thể hiện tư tưởng hướng Bắc nhất thiết phải có “trấn sơn”. Người quy hoạch còn tạo ra cả một ngọn núi cảnh nhân tạo. Tuyến phía Nam kéo dài đến Vĩnh Định môn, tuyến phía Bắc kéo về phía Cố Lẫu, xuyên suốt trung tâm thành Bắc Kinh và chia ra làm phần Đông và phần Tây.
Xét theo vùng ngoại thành và nội thành của Bắc Kinh: Ngoại thành tại Nam là Càn, là Thiên, là Dương; nội thành tại Bắc là Khôn, là Địa, là Âm. Ngoại thành hình bán nguyệt, rộng rãi; nội thành hình vuông hơi hẹp nằm bên trong. Ngoại thành là tấm bình phong bao bọc nội thành, tượng trưng cho trời tròn đất vuông, Càn Khôn chiếu ứng, Âm Dương hợp đức.
Chúng ta lại quan sát Tử Cấm Thành: Đi qua Ngọ môn, Thần Vũ môn chúng ta sẽ đến một trục của Tử Cấm Thành cũng phân thành hai khu Đông, Tây. Thái Hoà Viên cũng nằm trên trục này. Đi sâu vào trong, ta càng thấy rõ kinh thành Bắc Kinh của đời Minh, Thanh lấy Tử Cấm Thành làm trung tâm, mà Tử Cấm Thành lại lấy Di Hoà Viên làm trung tâm. Trung tâm của Di Hoà Viên là núi Tu Di tượng trưng cho tâm vũ trụ. Trên núi Tu Di có bệ Tu Di 9 bậc. Đó chính là Chân mệnh Thiên tử của đất nước.
Xây cung điện trên tuyến Tý Ngọ chính là cách bảo vệ vị trí tôn vinh chí cao vô thượng của một nước. Lấy đó làm trung tâm, đồng thời tiếp thụ năng lượng khí trường của bốn phương tám hướng. Từ đó bảo đảm thiên hạ thái bình, vạn thế hưng thịnh.