Sự ra đời của thuyết ngũ hành
Theo các quan điểm nghiên cứu và những luận cứ mà nhiều nhà khoa học Trung Quốc, nhiều nhà sử học và dân tộc học của đất nước mà nó ra đời vẫn chưa thống nhất về mặt thời gian ra đời của thuyết Ngũ Hành.
Một điều chắc chắn mà tất cả họ đều nhất trí. Đó là thuyết Ngũ Hành có sau thuyết Âm Dương. Thuyết Âm Dương ra đời thời nhà Hạ chưa đủ lý giải hiện tượng. Dịch ra đời từ thời Chu có đề cập đến Âm Dương Ngũ Hành vậy thì nó – thuyết Ngũ Hành có thời khai sinh giữa khoảng hai triều Hạ – Chu. Trong quãng thời gian này nằm vào thời Ân Thương 1800T đến 1240T (trước công lịch) của Trung Hoa.
Vấn đề là trong giới học giả Trung Quốc vẫn tồn tại 3 ý kiến trái ngược nhau.
Một vài ý kiến
Một số cho rằng thuyết Ngũ Hành ra đời gần như đồng thời với thuyết Âm Dương chỉ sau một chút ít về mặt thời gian.
Ý kiến của giới khoa học
Giới sử học lại cho rằng thuyết Ngũ Hành là do Mạnh Tử sáng lập ra. Mạnh Tử là người đầu tiên sáng lập ra Ngũ Hành. Mạnh Tử nói năm trăm năm tất có Vương Giả Hưng (từ Nghiêu Thuấn đến Vu Khang là hơn năm trăm năm)…” sách “Trung Quốc thông sử giản biên của Phạm Văn Lan” (Trung Quốc). Nhưng chính ông lại phủ nhận “… Mạnh Tử không tin Ngũ Hành bác bỏ thuật chiêm bốc dùng ngũ sắc thanh long để định cát hung. Điều đó đủ thấy thời Đông Chu thuyết Ngũ Hành đã thông dụng rồi, đến Trâu Diễn nó càng được thịnh hành…” sách đã dẫn. Luận cứ rằng Mạnh Tử sinh thời Chiến Quốc – Đông Chu liệt quốc. Mà thời này thuyết Ngũ Hành đã được ứng dụng lâu rồi. Cùng với can – chi, nó được phổ biến trong nhiều môn thuật số chiêm bốc.
Nhận xét về các ý kiến
Vậy thì những ý kiến cho rằng thuyết Ngũ Hành ra đời vào thời kỳ nhà Hán do Đổng Trọng Thư đề xướng lại càng không có lý. Vì Hán ra đời sau cả Tần Thủy Hoàng (năm 246T – 210T). Nhà Tần (Thủy Hoàng) lại ra đời cuối Đông Chu.
Trong khi giới triết học và kho cổ học lại khẳng định Ngũ Hành có trong bộ sách “Thượng Thư” thời chiến quốc (TQ] đã nói: “… Ngũ Hành: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ: Thủy thuận dưới nước, hỏa nóng bốc trên, mộc cong, thẳng, kim sắc cắt đứt, thổ là trồng trọt” theo sách “ảnh hưởng của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành với khoa học truyền thống Trung Quốc”.
Như vậy đủ thấy nguồn gốc ra đời của thuyết là của Trung Quốc cổ đại. Còn thời gian ra đời của nó thì chưa xác định được. Đến các học giả Trung Quốc còn tranh biện chưa ngã ngũ. Song việc ứng dụng quy tắc này mặc nhiên tồn tại