Quy định trong động thổ và tế lễ
Chọn nơi xây cất nhà là việc làm cần hết sức thận trọng, việc này đòi hỏi phải có kinh nghiệm phong thuỷ phong phú thăm dò cùng với thầy phong thuỷ kết hợp tứ trụ, vận mệnh của chủ nhà, thăm dò quan sát các mặt về long mạch của mảnh đất đó, lúc đó mới có thể chọn ra được nơi phù hợp nhất. Chí có thông qua những nơi được chọn ra như vậy, mới được coi là đất quý hiếm, có duyên phận thâm sâu với gia chủ.
Chọn được đất tốt rồi, tiếp theo là chọn ngày động thổ đặt móng. Có điều gì huyền bí và kỳ diệu trong chuyên này chăng? Theo sách phong thuỷ truyền thống có ghi chép; thời xưa khi xây nhà, sau khi chọn được ngày cát giờ cát, người ta sẽ tiến hành động thổ đặt gạch. Việc “đặt gạch” trước đây tương tự như nghi thức đặt móng (bỏ móng) ngày nay. Nghi thức đặt móng bình thường ngày nay là đổ đất và cát mịn lên 4 xung quanh thân đất làm nhà tạo thành bờ tường vây cao 30cm, đặt trên thân đất một viên dá hình tròn có cuốn vải lụa màu dỏ.
Trên mặt viên đá khắc thời gian xây dựng các hạng mục công trình, các đơn vị có liên quan, một bên đặt 9 chiếc xẻng sắt mới có cuốn vải lụa màu đỏ ở cán với hàm ý 99 quy về làm một. Đợi đến giờ tốt, trong tiếng nhạc vui, dưới ánh sáng của những chùm pháo hoa được bắn lên, các vị quan khách, lãnh đạo gồm 9 người được mời cầm 9 chiếc xẻng kia xúc vữa đổ vào móng nhà, vậy là xong nghi thức đặt móng.
Tương tự như vậy, việc đặt gạch trước đây là do những người lớn tuổi có vai vế và uy tín cao trong họ tộc đích thân cầm những viên gạch đặt xuống móng nhà theo một thứ tự nhất định. Họ làm như vậy là mong muốn cho nền móng của gia tộc luôn vững chắc, con cháu trong nhà hưng vượng, vận nhà mãi hanh thông. Vậy thì vấn đề thứ tự ở đây là như thế nào? Phong thuỷ học có nói “ngũ phương ngũ thổ”, ngũ phương nói đến ở đây là Đông, Nam, Tây, Bắc, trung. Người xưa khi chọn nơi ở, trước tiên nhà đó phải nằm ở vị trí trung cung, được gọi là trung cung vị. Trung cung vị chính là thần vị mà chúng ta nói đến ngày nay, là những hướng dùng để đặt bài vị tổ tiên và tượng, ảnh các vị thần tiên. Theo năm phương này người ta lại chia ra được 4 hướng là Đông bắc, Tây bắc, Đông nam, Tây nam. Người xưa theo 9 hướng này để chia bố cục không gian nhà ở, đồng thời cũng dựa vào chúng để xác định thứ tự đặt gạch cho móng nhà.
Ví dụ, trong một căn nhà thân toạ hướng bắc mặt quay về hướng nam, hướng trung tức trung cung vị là lớn nhất, đây cũng là trung đường của nhà này. Tại trung đường mọi người bày đồ tế lễ bắt đầu bước thứ nhất của nghi thức đặt gạch; đứng giữa trung đường mặt hướng ra cửa chính, góc Đông bắc bên trái phía trên là góc bên lớn, thực hiện việc dặt gạch tại góc này, đây là bước thứ hai của nghi thức dặt gạch; bước tiếp theo là thực hiện đến góc Tây bắc bên phải phía trên, đây là góc bên nhỏ; bước thứ tư là đến góc Đông nam bên trái phía dưới, đây cũng là góc bên lớn; tiếp đến là góc Tây nam bên phải phía dưới, đây là góc nhỏ và là bước thứ năm của nghi thức đặt gạch; bước cuối cùng của nghi thức đặt gạch là ở cứa chính, mục đích làm bước này là mong muốn nơi ra vào gia trạch luôn bình an. Nhà toạ ở các hướng khác cũng dựa theo phương pháp này để xác định thứ tự nghi thức đặt gạch.
Trong quá trình xây dựng nhà cửa trước đây, ngoài việc đặt gạch ra, mọi người còn phải thực hiện nhiều lần lễ bái. Công việc lễ bái thần cũng tuân theo một quy tắc nghiêm ngặt. Khi nhà xây cất xong và bắt đầu vào ở, bắt buộc mọi người phải thực hiện việc lễ bái theo đúng thứ tự. Sau khi vào ở rồi, mỗi lần lễ bái vẫn phải tuân theo thứ tự này.
Nhà cửa xưa kia phần nhiều có bố cục theo kiểu tứ hợp viện, phân chia vị trí tọa gồm: thượng, trung và hạ. Nhà lớn thường có hai giếng trời, nếu ít cũng phải có một chiếc. Giếng trời không chỉ có tác dụng lấy ánh sáng và thông gió, về phong thuỷ học nó được gọi là “tứ thuỷ quy đường”, tức là khí từ các hướng Đông, Nam, Tây, Bắc của tứ hợp viện sẽ quy về trong giếng trời và sau đó thoát ra, đây gọi là “khai thuỷ”. Vị trí của kiến trúc giếng trời khai thuỷ ngày xưa rất quan trọng, mở theo hướng nào cần phải cân nhắc kỹ, phải làm thế nào để khai thuỷ kết hợp được tất cả mệnh cách của mọi người trong nhà. Khá nhiều người hợp với khai trung thuỷ, tức là ở vị trí trung tâm mở một đường thoát nước.