Khi chọn hướng của mảnh đất cần lưu ý điều gì?

Chia sẻ ngay

Tính toán đến nhân tố địa hình tức là tính toán theo điều kiện địa phương. “Điều kiện địa phương” tức là căn cứ vào tính khách quan của địa hình môi trường, áp dụng phương thức sinh hoạt thích hợp tự nhiên. Câu “Thích hình nhi sỉ” được đề cập trong “Kinh Dịch – Đại trượng quẻ” chính là nói đến đạo lý này.

p54

Đất đai của Trung Quốc rộng lớn, khí hậu giữa các vùng miền khác nhau rất lớn, chất đất cũng khác nhau, kiến trúc khác biệt.

Tây Bắc khô hạn, mưa ít nên người ta thường xây nhà theo kiểu hang động để ở. Vị trí hang động phần nhiều hướng Nam, thi công dễ dàng, không chiếm diện tích, tiết kiệm vật liệu, chống lửa chống lạnh, mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ. Vùng Tây Nam ẩm ướt, mưa nhiều, thú vật, côn trùng nhiều nên người ta thường làm nhà theo kiểu nhà lầu bằng trúc có lan can. Cuốn “Cựu đường cát – Nam loan truyện” ghi chép: “ Núi có cỏ độc, rắn rết nhiều, con người sống trên nhà cao, trèo lên bằng thang có lan can.” Khoảng đất dưới nhà để trống hoặc nuôi gia súc, ở trên có người ở. Nhà bằng tre trúc có không khí lưu thông, mát mẻ, chống ẩm, phần lớn dựa vào núi và bên bờ suối.

Ngoài ra, dân du mục thảo nguyên lại làm nhà theo kiểu nhà lều Mông cổ để tiện di dời suốt thảo nguyên. Vùng Quý Châu và dân Đại Lý dùng đá để dựng nhà, những kiến trúc này đều phải dựa theo điều kiện cụ thể của vùng đất đó.

Kiến trúc của Trung Quốc đều áp dụng theo điều kiện địa phương. Núi Võ Đang ở Hồ Bắc là danh thắng Đạo giáo. Khi đó Minh Thành Tổ đã phái 30 vạn người lên núi xây chùa. Lệnh không được phá hai bên núi, chỉ được dựa vào địa thế cao thấp mà dựng tường và bảo điện. Do thế, chúng ta thấy rằng người xưa đã dựa vào tình hình thực tế để áp dụng các biện pháp thiết thực có hiệu quả khiến người và kiến trúc phù hợp với tự nhiên.