Bố cục không gian của Phật tự

Chia sẻ ngay

Trong cuốn “Khê Sơn tạng hải tự chí” có miêu tả rất tỉ mỉ: “Chùa được núi hoặc các bức tường bằng cây tre, trúc, cây cổ thụ bao bọc, che chở. Tất cả các ngôi chùa đều lấy đại điện làm chủ, đại điện phải cao, trước sau phải trái phải thấp. Nếu phía sau của đại điện lại cao hơn đại điện thì nằm trong bố cục chê chủ…Các bức tượng trong đại điện lấy Phật tướng làm chủ, Phật tướng phải to, Bồ tát bảo hộ phải nhỏ. Nếu Phật tướng nhỏ hơn Bồ Tát bảo hộ thì ở thế chê chủ.” Như vậy, rõ ràng bố cục của chùa chiền không tách rời phong thuỷ.

Trong cuốn “Dương Trạch thập thư – Luận Trạch ngoại hình” có đề cập: “Những ngôi nhà nào Đông thấp Tây cao đều có phú quý anh hào. Trước cao sau thấp, tuyệt vô môn hộ. Sau cao trước thấp, rất nhiều trâu ngựa.” Chủ thể kiến trúc thường đặt ở phía sau nên phía trước không được cao hơn phía sau. Nếu không chủ sẽ bị áp. Trong cuốn “Dương Trạch thiết yếu – Trạch Pháp tuý kim” cho rằng “các ngôi nhà trước không được cao và phía sau không được để trống”. Điều này cũng hợp với các thuyết nói trên.

p50

Phong thuỷ còn quy định cách mở cửa của chùa chiền. Ví dụ như cuốn “Bát Trạch chu thư” viết: “Phật môn ở thất sơn Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài có thể mở chính môn (cửa chính). Duy bố cục Càn sơn thì không được mở cửa chính tại ba hướng Chấn, Tốn, Tỵ. Hoặc ra vào từ vị trí Thanh Long thủ tỵ, hoặc mở cửa từ vị trí Bạch Hổ thủ tỵ. Đây chính là Phúc Đức môn, cực cát.

Cũng như truyền thống phong thuỷ nhà ở, Phật tự cũng cẩn thận vấn đề sinh khí. Cửa chính trực tiếp đối diện với vị trí sinh khí hoặc thông qua hình thế của cửa chếch để đối diện với “khí khẩu”. “Khí khẩu” và tầm nhìn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xuất hiện của “cửa chếch”. Đây là quy định rất bình thường của phong thuỷ. Những điều trên chứng tỏ rằng, tư tưởng phong thuỷ có ảnh hưởng sâu sắc đến bố cục không gian của kiến trúc Phật giáo.