Họ và tên theo quan niệm của người Việt
Vài nét về tên họ của người Việt.
Họ và tên người Việt cũng nhiều vẻ. Người không cầu kỳ thì thường tôn trọng phép tắc truyền thống là họ đến đệm họ cuối cùng là tên, ví dụ: Đỗ Văn Bé…
Người có ý chau chuốt, đủ cách thì tìm một đệm họ cầu kỳ theo một quan điểm, ý niệm nào đó. Ví dụ như người thì chọn: Đắc, Trọng, Ba hay Văn. Người thì chọn Nguyên, Ngọc, Tấn, Minh v.v… hay Đình, Duy v.v… (các đệm họ gốc). Nghĩa là trong tên không còn giữ nguyên cái tên họ với các chữ đệm họ cố hữu của ông cha mình như họ Nguyễn Trọng, Nguyễn Văn, hay họ Vũ Duy, Vũ Đình… Trào lưu đặt tên họ cho hậu duệ lại còn cầu kỳ ở những người có học thức ngày nay là thêm cả họ mẹ sau họ cha mới đến đệm họ hoặc không đệm. Ví dụ: Nguyễn Hoàng… (Nguyễn là họ của cha, Hoàng là họ của mẹ) sau đó mới đến đệm họ và tên ví dụ: Nguyễn Hoàng Thế Vũ hay Chu Đỗ Như Quỳnh; Lê Võ Thị Hồng Lan; Ngô Lê Bá Khanh. Người Việt thời phong kiến còn thêm tước vị họ Vua để phân biệt trong xã hội, ví dụ: Tôn Thất; Tôn Nữ mới đến họ gốc như Tôn Thất Nguyễn Hưng. Nhưng có người bỏ tên họ gốc mà chỉ đặt hiệu và tên như Tôn Nữ Nguyệt Minh, Tôn Thất Tùng Nam, Người nho học thêm tự: Tử An, ôn Như v.v…
Họ ở Việt Nam
64 dân tộc sống trên đất Việt, với hàng trăm tên họ phong phú, ta không thể liệt kê hết ở đây. Ta chỉ quy định một quy tắc phân tích họ và tên để tiện việc số hóa cho khoa học và dễ tính toán đưa đến dự báo không nhầm lẫn.