Những loài thực vật phong thủy
Hồ lô
Hồ lô thuộc giống thực vật dây leo. Đây leo chằng chịt, quả kết sai trĩu, hạt nhiều, người ta cho đó tượng trưng cho loại cây mang ý cát tường, con cháu thịnh vượng. Chi “mạn” cùng hiệp âm với “vạn”, ngụ ý muôn đời dài lâu, bền vững. Dân gian cho rằng: hồ lô cát tường và có thể tránh tà khí. Trong Tết Đoan Ngọ của dân gian, người ta thường cắm cành hoa đào trong hồ lô.
Khí công hiện đại ngày nay đã xem xét và chứng minh rằng hồ lô có chức năng cách tuyệt khí trường. Tục ngữ có câu “bất tri hồ lô ly mại đắc hà dược”, tức là khó có thể thấu suốt những vật trong hồ lô. Phân tích từ góc độ trường khí phong thủy, những đường nét uốn lượn của hồ lô có bao hàm hình chữ “S” đó bã chức năng thần kỳ giữa ranh giới phân định của Âm dương thái cực. Chính vì vậy, hồ lô thường được ứng dụng trong việc hoá giải hung khí trong phong thủy.
Ngô Thù Du
Cây Ngô thù du: có hương thơm ngào ngạt, phát triển nhất vào dịp tết Trùng Cửu (mùng 9 tháng 9 âm lịch), màu đỏ đậm, dân gian vào những ngày này thường cắm Thù Du, làm men Thù Du để tránh tà. Trong sách Quần phương phổ có viết: “Ngày mùng chín tháng chín ngắt hoa Thù Du cài lên mủ có thể tránh được tai ương, trừ được ma quỷ”. Trong bài văn Thái bình ngự lâm cũng có dẫn sách Tạp Ngũ Hành Chí cũng viết: Trồng cây Ngô Thù Du bên cạnh nhà có thể tăng tuổi thọ, giải trừ được bệnh hoạn.
Trong Hoa kính cũng có nói: ‘Tinh tắc hà biên, dĩ chủng tủ thụ, diệp lạc kỳ trung, nhân ẩm thị thủy, vĩnh vô ôn dịch” (nghĩa là: bên cạnh giếng hoặc bên sông nên trồng loại cây này, khi lá rơi xuống giếng đó, con người uống nước đó, sẽ không bao giờ mắc bệnh tật). Đời Hán bên Trung Hoa có tranh Cát tường vẽ Ngô Thù Du, để thêu có thêu hình Ngô Thù Du. Tết Trùng dương của Trung Quốc vào ngày 9 tháng 9 hàng năm cũng thường gọi là ngày “hội Thù Du”.