Nguyên tắc cơ bản của phong thủy hiện đại (Phần 1)

Chia sẻ ngay

Lý luận phong thuỷ là gì ?

Trên thực tế phong thuỷ học là một môn khoa học tự nhiên tổng hợp của nhiều loại khoa học như địa lý học, địa chất học, tinh tượng học, khí tượng học, cảnh quan học, kiến trúc học, sinh thái học và tin tức học về sinh mệnh con người. Tôn chỉ của nó là xem xét kỹ, khảo sát tỉ mỉ, hiểu về môi trường tự nhiên, thuận ứng tự nhiên, lợi dụng và cải tạo có điều tiết và kiềm chế đối với tự nhiên, tạo nên nơi ở và môi trường sinh tồn tốt, thu về thiên thời, địa lợi, nhân hoà, đạt đến một cảnh giới lương thiện hoà hợp thiên nhiên và con người.

090224

Theo đuổi tôn chỉ này, trong quá trình phát triển lâu dài của lý luận phong thuỷ và thực tiễn phong thuỷ, môn phong thuỷ học đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm thực tế, thông qua tư duy lý luận, hấp thu và dung hoà nhiều trí tuệ trên các phương diện của các môn khoa học, triết học, mỹ học, luân lý học và tôn giáo, dân tộc v.v… có từ cổ chí kim, có cả trong và ngoài nước, cuối cùng đã hình thành nên môn phong thuỷ học hiện đại với một nội hàm phong phú, với một hệ thông lý luận độc đáo mang tính tổng hợp và tính truyền thống rất cao. Tóm lược lại, phong thuỷ học có những nguyên tắc dưới đây:

1. Nguyên tắc hệ thống chỉnh thể

Tư tưởng lý luận phong thủy học coi môi trường là một hệ thông chỉnh thể, hệ thống này bao gồm vạn vật trong trời đất, lấy con người làm trung tâm. Mỗi một hệ thống nhỏ trong môi trường đều có liên hệ với nhau, kiềm chế nhau, dựa vào nhau tồn tại, đối lập nhau, chuyển hoá cùng nhau. Chức năng của phong thuỷ học chính là phải nắm bắt có tính vĩ mô việc điều hoà quan hệ giữa các hệ thống, ưu điểm hoá kết cấu, tìm được tổ hợp tốt nhất.

Nguyên tắc chỉnh thể là nguyên tắc chung của phong thuỷ học, các nguyên tắc khác đều thuộc nguyên tắc chỉnh thể và phụ thuộc vào nó, quan hệ giữa người xử lý nguyên tắc chỉnh thể và môi trường là điểm căn bản và điểm xuất phát của phong thuỷ học hiện đại.

2. Nguyên tắc biện pháp phù hợp với tình hình cụ thể

Nguyên tắc này là căn cứ vào tính khách quan của môi trường để áp dụng phương thức sinh hoạt thích nghi với tự nhiên.Ớ Trung Quốc các vùng đất đai rộng lớn, khí hậu khác nhau rất lớn, chất đất của mỗi vùng khác nhau, kiến trúc xây dựng vì thế cũng rất khác nhau. Vùng Tây Bắc khí hậu khô hanh ít mưa, người ta làm kiểu nhà hốc động để ở. Nhà kiểu này phần nhiều đều có hướng Nam, thi công đơn giản, chiếm ít đất, tiết kiệm vật liệu, phòng chống được nóng lạnh, mùa đông ấm, mùa hè mát, làm tăng tuổi thọ cho người.

Vùng Tây Nam khí hậu ẩm thấp, mưa nhiều, nhiều loại động vật sinh sống, con người ở đó xây dựng nhà ở theo kiểu nhà sàn, bên dưới để trống hoặc nuôi gia sức, bên trên người ở. Nhà sàn kiểu nàv không khí lưu thông, khô ráo thoáng mát, đại đa số được xây cất ở nơi tựa vào núi gần với nguồn nước. Ngoài ra, người dân du mục trên các thảo nguyên còn dùng kiểu nhà vây Mông cổ làm nơi ở, nhà kiểu này thuận tiện cho việc di chuyển đến những vùng đất nhiều cây cỏ hơn. Người dân ở vùng núi Quỳ Châu và vùng Đại Lý thì dùng đá để xây nhà, hình thức kiến trúc này được sáng tạo ra đựa vào điều kiện cụ thể về thời gian và địa hình.

Trung Quốc là một quốc gia mà con người ở đó luôn có tư tưởng sông thiết thực và cụ thể, định ra biện pháp thích hợp cho từng nơi là một biểu hiện của tư tưởng sống này. Căn cứ vào tình hình thực tế, việc áp dụng các phương pháp có hiệu quả thiết thực, làm cho con người và kiến trúc thích nghi với môi trường tự nhiên, quy hợp với tự nhiên, làm cho thiên nhiên và con người hoà hợp làm một, đây chính là tính chân thật của phong thuỷ học.