Lý lẽ khoa học hàm chứa trong “phong thủy học” (Phần 2)
Nội dung cốt yếu của phong thuỷ là kiến thức lựa chọn và xử lý môi trường nơi ở của con người, phạm vi của nó bao gồm các phương diện: nơi ở, công sở, nhà thờ, lăng mộ, thôn lạc, thành phố. Trong đó đề cập đến lăng mộ gọi là âm trạch, các phương diện khác gọi là dương trạch. Phong thuỷ ảnh hưởng đến môi trường nơi ở chủ yếu biểu hiện trên 3 mặt sau: Thứ nhất là chọn đất cho nhà, tức là nhu cầu một điều kiện địa hình có thể thoả mãn về sinh lý và tâm lý; thứ hai là việc xử lý hình thái sắp xếp nơi ở, bao gồm các nhân tố: lợi dụng và cải tạo môi trường tự nhiên, hướng, vị trí, kích thước, độ cao thấp, cửa cổng, đường đi, cấp nước, thoát nước v.v… thứ ba là trên cơ sở thêm vào một phù hiệu gì đó để thoả mãn nhu cầu về tâm lý tránh hung gặp cát.
Cốt lõi của phong thuỷ còn là khảo sát thăm dò chọn đất xây dựng nhà, tức là khảo sát về mối quan hệ hài hoà giữa hướng, bố cục với tự nhiên, mệnh vận của con người. Nó đưa mệnh đề triết học của người Trung Quốc xưa “Trời đất và con người hợp thành một” vào với các kiến trúc, sức chú ý của nó không đặt hạn chế ở một môi trường nào đó, mà là chú ý đến sự cảm ứng của con người đối với môi trường, và hướng dẫn cho con người tiếp nhận những cảm ứng này như thế nào để giải quyết từ việc chọn địa điểm đến việc xây dựng nhà. Ở đây, việc chọn vị trí, san lấp mặt bằng và bố trí không gian, phải tuân theo một “bản vẽ” và “trật tự” nào đó – trật tự của “trời”, trật tự của “đất”, trật tự của “cơ thể con người”. Như vậy con người mới có thể hoà cùng với nhà ở và toàn bộ môi trường tự nhiên làm một, từ đó có được sự cân bằng về tâm lý. Điều gọi là “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” là cũng từ nó mà kiến trúc có được một sức sống mạnh mẽ.
Có học giả cho biết, hạt nhân của thuật phong thủy thể hiện tinh hoa lý luận kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Thuật phong thuỷ trên thực tế là lý luận thiết kế quy hoạch kiến trúc cổ đại có tính tổng hợp và thống nhất rất mạnh các nhân tố bao gồm địa chất học, sinh thái học, cảnh quan học, kiến trúc học, luân lý học, mỹ học.
Thuật phong thuỷ cũng như những thuật toán khác đều có cội nguồn từ xa xưa, trải qua những năm tháng dài lâu dần dần hình thành nên hai loại lớn đó là lý pháp và hình pháp. Mà trong hai loại pháp này mỗi loại đều có nguồn gốc của nó. Giữa chúng khó có thể tách rời mà luôn có những liên hệ cơ địa, bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
Hàng ngàn năm nay, thuật phong thuỷ đã được truyền bá rộng khắp nơi mà không hề suy, vẫn luôn giữ được sức sống mạnh mẽ. Được như vậy bởi nó có thể cho chúng ta biết được trời đất con người luôn hoà làm một, con người sống trong trời đất phải làm thế nào để chọn được môi trường sống tốt nhất. Một kiến trúc đẹp nhất là kiến trúc mà mọi vấn đề nhà ở, sinh hoạt, công tác, học tập của con người đều vì trời, vì đất và vì con người, làm cho người ta luôn gặp được chuyện tốt lành tránh được điều xấu ác, tạo điều kiện cho thế hệ sau có môi trường sống, làm việc, học tập giao tiếp tốt hơn.