Lý lẽ khoa học hàm chứa trong “phong thủy học” (Phần 1)

Chia sẻ ngay

 “Phong thuỷ” là một phần văn hoá truyền thống xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Trung Hoa. Trong “Kinh dịch”: Tốn là phong, khảm là thuỷ. Xem ra, từ phong thuỷ phát sinh từ trong bát quái, hơn nữa có liên quan chặt chẽ với bát quái. Thời cổ đại, phong thuỷ lại gọi là “Khảm dư”, “Địa lý”; thời hiện đại có người gọi là “Mối quan hệ giữa từ trường vũ trụ và loài người” v.v…

Nói đơn giản, “Phong thuỷ học” là môn học tổng hợp nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường. Nó bao gồm “Phong thuỷ dương trạch” và “Phong thuỷ âm trạch” (Dương trạch là nhà ở, â mtrạch là phần mộ). Một số chuyên gia khẳng định rằng: “Phong thuỷ là một kiến thức học vấn nghiêm túc” vì nó có lịch sử lâu dài và đã được kiểm nghiệm thực tiễn qua 5000 năm, có một hệ thống lý luận khoa học rộng lớn.

Phong-thuy

Về “Phong thuỷ dương trạch”, nội dung nghiên cứu đại thể bao gồm các yếu tố liên quan đến nhà như: Hướng, ánh sáng, thông gió, độ thoáng mát, nhiệt độ, độ ẩm, tình trạng vệ sinh, an toàn, nhân tố xã hội, cách sử dụng v.v…

Ngạn ngữ có câu: Địa linh nhân kiệt. Từ đó có thể thấy, phong thuỷ vô cùng quan trọng đối với con người, nhìn từ bối cảnh nảy sinh thuật phong thuỷ thấy có liên quan tới tôn chỉ xây dựng đất nước, liên quan với thực tiễn sản xuất nông nghiệp thời kỳ đầu và vấn đề xây dựng thuỷ lợi, về lựa chọn môi trường xung quanh nơi ở bao gồm thành phố, thị trấn, xóm, làng, người xưa rất coi trọng yếu tố lưng dựa vào núi, mặt hướng ra sông, như vậy không những sinh hoạt thuận tiện, mà môi trường sinh hoạt yên tĩnh thoải mái. Đất ở nơi lưng dựa vào núi mặt hướng ra sông là phì nhiêu màu mỡ nhất, rất có lợi cho canh tác nông nghiệp.

Rất nhiều yêu cầu phong thuỷ cụ thể hàm chứa lý lẽ khoa học nhất định. Ví dụ, thuật phong thuỷ cho rằng, nhà ở không nên dựng trên đất cây cỏ không mọc được, lý lẽ khoa học ở đây là vì những nơi đó đất đai cằn cỗi lại không có sinh khí; nhà không nên ở những nơi gần cổng thành lớn hoặc đối diện gần với cửa nhà tù, bởi vì ở những môi trường như thế có thể phá vỡ sự yên ổn tâm lý v.v… Tất cả hoàn toàn phù hợp với quan điểm của y học hiện đại, về bố cục nhà, trong thuật phong thuỷ có cách giải thích rằng: “Trước thấp sau cao; sinh ra anh hào”. Như vậy ngoài mỹ quan ra, trước sau nhà đều đủ ánh sáng. Con người sống trong môi trường như vậy rất có lợi cho sức khoẻ. Trái lại “Trước cao sau thấp, âm u sẽ kéo dài”. Trước nhà nắng nóng, sau nhà râm mát, chắc chắn không có lợi cho sức khoẻ. Kết câu loại này chủ yếu chỉ những ngôi nhà thân toạ hướng bắc mặt hướng về nam. Xưa kia người ít đất nhiều nên có rất nhiều cơ hội để chọn hướng nhà ở.

Quan hệ giữa cây cối và nơi ở, thuật phong thuỷ cho rằng, trước cửa và trong nhà không nên có cây lớn. Giải thích điều này bằng quan điểm khoa học hiện đại thấy rằng, vì cây to chiếm nhiều ánh sáng, cản trở không khí lưu thông, mưa giông dễ bị sét đánh, chim đậu trên cây thải phân xuống làm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa dưới tán cây thường là ẩm ướt, mà chỗ ẩm ướt dễ sinh ra ký sinh trùng. Thầy phong thuỷ đời nhà Thanh Trung Quốc – Cao Bối Nam cho rằng: “Phía đông nhà ở nên trồng đào, liễu; phía tây nên trồng thanh, du, phía nam nên trồng táo, mai, phía bắc nên trồng nai, hạnh”. Cách nói này phù hợp với đặc tính sinh lý của từng loại cây trong sinh vật học. Bởi vì đào, liễu thích cái ấm của ánh nắng mặt trời nên thích hợp hướng Đông, còn mai và táo vì cành không to nên thích hợp hướng Nam; cây hạnh không ưa ánh nắng mặt trời nên thích nghi hướng Bắc.