Luận giải về thứ bậc
Người Nam bộ hay dùng thứ bậc sinh hạ trong các con của gia đình để gọi kèm theo tên ví dụ: Anh Hai Bảo, chị Tư Hậu, anh Sáu Dần, ông Ba Chẹo…
Các từ thứ bậc ít khi được dùng “chính tắc”, tức mang tính pháp lý. Các từ thứ bậc là cách gọi thân thuộc ngẫu nhiên. Nó như một phụ tên nếu được dùng kèm theo Tên Họ. Song rất hạn hữu một khi nó đã được xã hội công nhận, ví dụ: Chị út Tịch, anh Ba Dũng, anh Sáu Dân… nó mang tính vùng miền.
Tuy vậy nó không phải là từ Phụ tên “chính tắc” nên không số hóa.
– Trường hợp tên gọi được đặt theo số thứ tự. Nghĩa là nó là Tên chính tắc, ví dụ: Trần Văn Tám, Lê Hữu Bảy, Thái Văn Mười v.v…
Đó là Tên chính tắc vì nó được công nhận hợp pháp từ khi khai sinh, nhập tịch.
Các trường hợp này khi số hóa ta tính nét trong từ bình thường theo quy tắc chung (phần này khác với môn “Tính danh dự đoán học” của người Trung Hoa. Họ tính số nét bằng chính số thứ tự nghĩa là nếu tên ai là “Lục”, “Bát”, “Cửu”… thì số nét chữ sẽ là sáu, tám, chín v.v…).
Như vậy đối với phương pháp số hóa, ta áp dụng bình thường là Tên. Và số nét được tính cụ thể theo nét có trong từ Tên. Ví dụ tên là Tám thì có số nét là: 10 nét; tên là Ba sẽ có số nét là: 6 nét. Tính như vậy để tìm số lý. Nó hợp lệ bởi vì từ Tên là số, song khi viết nó được viết là chữ gồm các chữ cái trong từ.