Tên tự được hiểu như thế nào?
“Tên tự” khái niệm mà người xưa dùng. Có thể nói như ngày nay ta dùng bí danh. Nó khác ở chỗ ngày nay nhiều khi người ta dùng bí danh thay cho các trường hợp thay tên thường gọi trong các văn bản, bút từ mà không muốn dùng tên thật.
“Tên tự” người xưa còn thay cho tên gọi, trừ tên húy. Xin lấy một ví dụ mà nhiều người có học Hán học đều biết đó là Khổng Tử có tên tự là Khổng Khâu; tên húy Khổng
Trọng Mi: Người ta lại còn đặt – phong cả tên “Thụy” (tên khi chết) được truy nữa.
Người xưa có học thường đặt cho mình nhiều loại tên để ký tự, để giao dịch v.v… Song tên gọi “chính tắc” thì chỉ có một nó có tính pháp lý, mang tính pháp lý và quyền uy. Chỉ có tên này mới dùng để số hóa. Và những số biểu lý của nó mới chứa đựng thông tin. Bởi nó chứa chất “khí lực” tiên, hậu. Nghĩa là ông bà, cha mẹ đặt cho và mình dùng nó (đa phần) suốt cả cuộc đời. “Tên tự” thì không như vậy. Nó do chính bản thân đặt lấy. Nó không có “thiên khí”, nó chỉ có một phần “nội lực”.