Tương sinh, tương khắc và mối quan hệ trong ngũ hành
Trong thực tế trong thế giới vật chất mọi vật có đa dạng phong phú đến đâu đều được quy thành Ngũ hành. Và giữa các yếu tố trong Ngũ hành luôn có mối quan hệ tương khắc với nhau. Chúng không thể tách rời, yếu tố nào cũng đều có vai trò riêng và hỗ trợ, tương tác lẫn nhau. Vậy cụ thể mối quan hệ tương khắc trong Ngũ hành phong thủy thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu như sau:
Nội dung
Quy luật Ngũ hành tương sinh, tương khắc
Trong mối quan hệ Ngũ hành luôn tồn tại sự tương sinh tương khắc. Vậy cụ thể Ngũ hành tương sinh tương khắc đó như thế nào?
Ngũ hành tương sinh
Theo quy luật của Ngũ hành tương sinh thì chúng luôn tồn tại mối quan hệ thúc đẩy hỗ trợ nhau. Đặc biệt sự tuần hoàn này không có điểm dừng mà luôn luôn giúp nhau. Và trong bảng Ngũ hành tương sinh thì bất kì yếu tố nào cũng có mối liên hệ hai mặt giống như quan hệ mẫu tử. Chẳng hạn như Thủy sinh Mộc thì Thủy chính là mẹ Mộc và ngược lại.
Quy luật tương sinh Ngũ hành bao gồm:
- Kim sinh Thủy
- Thủy lại sinh Mộc
- Mộc sinh ra Hỏa
- Hỏa sinh ra Thổ
- Thổ sẽ sinh Kim
Ngũ hành tương khắc
Trong quy luật tương khắc được hiểu là thắng, chế ngự, giữa các yếu tố có quan hệ khắc chế lẫn nhau. Và cũng giống như quy luật của tương sinh sự chế không có điểm dừng. Trong trường hợp thông thường thì mối quan hệ tương khắc trong Ngũ hành cũng chính là lực lượng duy trì sự cân bằng.
Và tất cả các hành trong Ngũ hành tương khắc đầu có quan hệ thắng, bất thắng. Chẳng hạn Thủy thì Thổ chính là hành mà Thủy bất thắng còn Hỏa là hành mà Thủy thắng. Tuy nhiên các hành cũng không thể tồn tại độc lập với nhau. Mà chúng luôn có mối quan hệ biện chứng hỗ trợ nhau. Bởi dù tương khắc những bên trong phải có sự tương sinh nếu không tất cả mọi vật đều không có sinh khí.
Quy luật Ngũ hành tương khắc:
- Kim khắc Mộc
- Mộc khắc Thổ
- Thổ khắc Thủy
- Thủy khắc Hỏa
- Hỏa khắc Kim
Ngũ hành sinh khắc
Để có thể hiểu rõ hơn về Ngũ hành phản sinh, phản khắc chúng ta cùng tìm hiểu tương sinh, phản sinh, phản khắc nghĩa là gì? Và nguyên lý hoạt động của các hành ra sao.
Ngũ hành phản sinh
Tương sinh được hiểu là sự sinh sôi nảy nở phát triển của mọi vật, tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng không tốt. Cũng giống như một đứa trẻ vậy khi ăn quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ có thể gây ra bệnh tật thậm chí tử vong. Và đây cũng chính là nguyên nhân hình thành sự phản sinh.
Nguyên lý Ngũ hành phản sinh:
- Kim có Thổ mới sinh được, tuy nhiên nếu quá nhiều thì Kim sẽ bị tổn hại.
- Thổ cũng cần có Hỏa, tuy nhiên Hỏa nhiều thì Thổ sẽ bị đốt cháy.
- Hỏa có Mộc mới sinh, tuy nhiên nếu quá nhiều Hỏa sẽ bị hiện tượng nghẹt.
- Mộc có Thủy mới sinh được, tuy nhiên Mộc sẽ bị dạt đi nếu có nhận quá nhiều Thủy.
- Thủy có Kim mới sinh, tuy nhiên nếu quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng đục.
Ngũ hành phản khắc
Khi có một hành bị khắc nhưng do chính bản thân hành đó có sức mạnh quá lớn. Điều này đã gây ra sự tổn thương lại cho hành khắc nó nên được gọi là Ngũ hành phản khắc.
Nguyên lý Ngũ hành phản khắc:
- Kim sẽ khắc Mộc tuy nhiên một khi Mộc quá cứng thì Kim sẽ không khắc được thậm chí còn bị gãy.
- Mộc khắc Thổ tuy nhiên Mộc sẽ bị tổn thương và yếu đi do Thổ quá nhiều.
- Thổ khắc Thủy tuy nhiên Thổ sẽ bị dạt trôi khi Thủy quá nhiều.
- Thủy khắc Hỏa tuy nhiên Thủy sẽ bị cạn hết nước nếu Hỏa quá lớn.
- Hỏa khắc Kim tuy nhiên sẽ bị tắt nếu quá nhiều Kim.
Qua bài viết trên đây chúng ta biết rằng trong sự tương tác không đơn giản chỉ có vòng tròn tương sinh Ngũ hành. Mà còn xảy ra trường hợp phản khắc, phản sinh từ đó sẽ nhận ra được điều tinh tế trong các mối quan hệ vạn vật cũng như con người.