Khái niệm Tương khắc

Chia sẻ ngay

Ngũ hành – Khái niệm cơ bản

Trong lý thuyết triết học Phương Đông, khái niệm Âm Dương và Ngũ hành là hai khái niệm cơ bản nhất để hình thành nên học thuyết. Nếu như Âm Dương là khái niệm biểu hiện tính trạng đối lập và thống nhất của sự vật thì khái niệm Ngũ hành biểu hiện khả năng biến đổi, tương tác chế hóa của sự vật hiện tượng.

khai-niem-tuong-sinh

Khái niệm về ngũ hành:

Ngũ hành gồm 5 khái niệm: Thủy, Mộc, Hỏa, Kim, Thổ. Mọi sự vật hiện tượng đều có thể phân loại thành 5 loại trên.

* Thủy: Vật chất dạng lỏng, hiện tượng mềm dẻo và lưu động. Người ta dùng nước làm đại diện
* Mộc: Vật chất dạng rắn có sự sinh sôi bị đốt không biến đổi mà “cháy”, hiện tượng cứng nhưng sinh sôi. Dùng cây làm đại diện biểu đạt.
* Hỏa: Vật chất dạng khí và nóng, hiện tượng nóng bốc lên. Dùng lửa làm đại diện.
* Thổ: Vật chất dạng rắn và tĩnh, hiện tượng ôn hòa, tĩnh. Dùng đất làm đại diện.
* Kim: Vật chất dạng rắn, có thể nung chảy, hiện tượng rắn và chuyển hóa. Dùng kim loại làm đại diện

Ngũ hành Tương sinh, tương khắc

– Trong thế giới vật chất có muôn màu, vạn vật; con người cũng có nhiều loại người. Nhưng dù đa dạng hay phức tạp thế nào đi nữa đều được quy thành các ngũ hành, “- ,+” cụ thể. Và trên thực tế được chia thành 5 ngũ hành tất cả: thổ, kim, thủy, mộc, hỏa. Trong 5 ngũ hành này lại có mối quan hệ tương sinh, có mỗ quan hệ phản sinh, có mỗi quan hệ tương khắc, và phản khắc. Tất cả chúng đều có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, không thể tách rời, cũng không thể phủ nhận một yếu tố nào cả, chúng tồn tại dựa trên sự tương tác lẫn nhau, trong đó có cái chung cái riêng.

– Mối quan hệ ngũ hành tương sinh: Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Do đó, quan hệ tương sinh là biểu hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật.

Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc là:

* Kim khắc Mộc: Cương thắng Nhu, Kim có rắn mới thắng được Mộc.
* Mộc khắc Thổ: Tụ thắng Tán, Cây có thành bụi mới làm kiệt được Đất.
* Thổ khắc Thủy: Thực thắng Hư, Đất có vững mới thắng được Nước.
* Thủy khắc Hỏa: Chúng thắng Cô, Nước có nhiều mới dập được Lửa.
* Hỏa khắc Kim: Tinh thắng Kiên, Lửa có nóng mới nung chảy được Kim loại.

Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời, nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi.

Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử- Tuyệt của vạn vật rồi vậy.

– Ngũ hành phản sinh: Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.

Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:

* Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
* Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
* Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
* Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
* Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

– Ngũ hành phản khắc: Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:

* Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
* Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
* Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
* Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
* Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

Chính vì vậy trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết rõ được các mỗi quan hệ đó sẽ biết được sự tinh tế trong mối quan hệ của vạn vật, của trời đất, và con người.