Kết cấu bề mặt của la bàn phong thủy như thế nào?

Chia sẻ ngay

La bàn phong thuỷ còn gọi là la bàn, la kinh, la canh, la kinh bàn… là công cụ các thầy phong thuỷ dùng để xác định hướng và lập cực khi xem xét phong thuỷ. Kết cấu trên bề mặt của la bàn vô cùng phức tạp. Ngoài chính kim (địa bàn), trung kim (thiên bàn), phùng kim (nhân bàn) ra, còn có kim bàn (nội bàn) và ngân bàn (ngoại bàn). Nội dung đề cập đến ngũ hành, bát quái, thiên can, địa chi, tứ thời, cửu tinh, nhị thập bát tú. Loại hình của la bàn nhiều vô số kể, có loại chỉ có hai vòng tròn, loại nhiều thì có hẳn bốn mươi vòng tròn. Nhưng chỉ có năm tầng vòng tròn có tác dụng chủ yếu.

lakinh1

Thứ nhất là “thiên trì” tức kim chỉ nam.

Thứ hai là “tiên thiên bát quái” tức là vị trí dùng tiên thiên bát quái để biểu thị tám hướng.

Thứ ba là “hậu thiên bát quái” tức là vị trí dùng hậu thiên bát quái để biểu thị mười hai phương vị.

Thứ tư là “vị trí mười hai địa chi” tức là dùng địa chi để biểu thị mười hai phương vị.

Thứ năm là “nhị thập tứ sơn hướng” tức là từ mười hai phương vị ta tiếp tục chia ra làm hai mươi tư phương vị, áp dụng mười hai địa chi và thêm “tám can”, “tứ duy” để biểu thị phương vị. “Tám can” tức là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý trong thiên can. “Tứ duy” tức là Càn, Khôn, Tốn, Cấn trong hậu thiên bát quái.