Giải thích danh ngữ phong thủy (phần 2)
Nhập đầu: Có nghĩa là nhập vào đầu. Lomg đến từ xa, khi sắp kết huyệt, đầu tiên thu khí qua khe hẹp rồi đột nhiên nâng thành sơn thể, chuẩn bị kết huyệt, hình thể của đoạn sơn long này gọi là “nhập đầu”. Các nhà phong thủy thường ít về thiên lý hải long, đầu tiên xem hình thể của đầu dung kết, tức là luận long chi nhập đầu tình hình, hình thế nhập đầu có hai loại: một phân làm ba cách, tức là “tận long trực nhập”, “hoành long tắc nhập”, “hồi long chuyền nhập”; một phần là lục cách, tức là “trực long nhập đầu”, “hoành long nhập đầu”, “phi long nhập đầu”, “tiềm long nhập đẩu”, “hồi long nhập đầu”, “sản long nhập đầu”.
Thập hung địa: Mười thế đất khi lựa chọn phong thủy cho là không tốt cho cả Dương trạch và Âm phần, bao gồm:
Thiên bại: Khi phạm vào thế đất này thì con cháu lưu lạc, gia đình thất tán.
Thiên sát: Phạm vào thế đất này, con cháu buồn khổ.
Thiên cùng: Phạm vào thì con chau cô độc.
Thiên xung: Con cháu hư đốn
Thiên khuynh: Tiền bạc nguy khốn.
Thiên thấp: Tột bệnh liên miên.
Thiên ngục: Con cháu bướng bình, tù đầy.
Thiên cẩu: Con chau bất hiếu.
Thiên ma: Con cháu nghèo đói.
Thiên khô: Tuyệt tự.
Trong Đồng lâm biệt quyết – thập hung có viết: “Thứ nhất là Thiên bại, mảnh đất bị hung đó vừa bị nước lũ tràn qua, đem theo hung hoạ đến; thử hai là Thiên sát, mảnh đất vừa bị sét đánh, long thần kinh sợ; thứ ba là Thiên cùng, mảnh đất bơ vơ lạc lõng, long thần không tụ; thứ tư là Thiên xung, bốn mặt thấp, luôn có gió thổi bốn bề, long thần bất định: thứ nam là Thiên khuynh, minh đường nghiêng, thủy không tụ, nước không về, long thần không ở: thứ sáu là Thiên thấp, minh đường ẩm ướt, hoặc không gọn, cỏ mọc um tùm, long thần không tốt: thứ bảy là Thiên ngục, đất ở hố sâu không được ánh nắng mặt trời chiếu, long thần ám muội; thử tám là Thiên cẩu, nằm ở lưng trừng núi chênh vênh, không thể xây dựng, long thần quay lưng lại; thứ chín là Thiên ma, chất đất hư phù, không chắc, long thần bạc nhược; thứ mười là Thiên khô, đất cằn cỗi, khô cứng, long thần hung bại.
Thập tiện Sa: Huyệt trường nằm ở eo núi gọi là Sa. Thập tiện sa tức là chỉ mười hình thế Sa xấu, không hợp với dương trạch hay âm phần. Người sống ở đó thì địa vị xã hội thấp. Sa hình và địa thế không ủng hộ. Nhưng không chỉ tính riêng phần Long sa, mà cần phải tính đến cả hình trạng địa thế, lai long thủy. Vương Đạo Hưởng đời Thanh có viết: “Thứ nhất là bị gió thổi vào huyệt (vì làm tán khí), thứ hai là Chu tước bị chối, thứ ba là Thanh long không ở lại, thứ tư là thủy khẩu nhiều nhánh, thứ năm là đầu cuối loạn xị, thứ sáu là gió thổi thông từ trước ra sau. thử bảy là sơn bay thủy chạy, thử tám là hai bên tà hữu trống không, thứ chín là núi tan núi lở, thứ mười là có chủ không có khách.
Táng hữu lục hung: Phong thủy âm trạch cho rằng có 6 loại, tình hình tạo mộ chôn tang hoặc không được thiên thời, hoặc địa không lợi nhân không hòa khiến chủ nhà và con cháu gặp phải hung họa. Theo sách Tang thư có viết: “Âm dương lẫn lộn không rõ ràng là cái hung thứ nhất; thời gian ngang trái không thích hợp là hung thứ hai; sức yếu nhưng mong làm lớn, tổ chức to là cái hung thú ba; cậy thế và của cải giàu có là cái hung thử tư; lấn trên ép dưới là cái hung thứ nám; ứng xứ quái dị, điềm báo lung tung là cái hung thứ sáu”. Ngoài ra còn có quan điểm rằng: Vận khí, long mạch hỗn loạn là hung thứ nhất; Mất thiên thời, lựa chọn thổ đất sai là cái hung thứ hai: Đức nhỏ mà tham, chọn thế đất lớn, vượt qua phúc phận của mình và gia đình là cái hung thứ ha; Dựa mình giàu có, chiêm lấy phúc phận của người khác là cái hung thứ tư: Dẫm đạp lên mộ của nhà người khác là cái hung thứ năm: Mộ phần đào phải hang rắn, nguồn nước, hoặc khi chôn cất có hiện tượng đất lở núi tan là hiện tượng trời không dung là cái hung thứ sáu.