Giải thích danh ngữ phong thủy (phần 1)
Kham Dư: Kham, có ý nghĩa là đất nhô lên, là từ đại diện cho “địa hình”; “dư” có nghĩa là thừa dư, có nghĩa là làm bằng, chuyên chở những phần nhô lồi của đất, có nghĩa là nghiên cứu địa hình. Trong “Sử ký” đặt các nhà Kham Dư tương đương với các nhà Ngũ hành, vốn cùng ngửa mặt xem thiên văn, cúi xuống xét ý nghĩa của non nước, thế đất, cảnh quan; người đời sau gọi chung là nhà phong thủy. Nhưng vẫn có người gọi là Kham Dư, nhưng không chỉ xem phong thủy mà còn chia thành nhiều dòng là: La la, Nhật Khoá, Huyền Không học, Táng pháp và Hình gia.
Thầy Phong thủy: Là người tìm long điểm huyệt, quý nhất là tìm được những huyệt tàng phong, nhận khí là quý nhất. Nhưng bản chất của phong là động, khí lại theo phong mà đến hoặc di: thủy có tính thu liễm, khi nếu gặp thủy thì có thể ngưng đọng để kết huyệt. Vì vậy, khi tìm huyệt để mai táng phải xem xét cẩn thận hai yếu tố Phong và Thủy, vì thế, người nghiên cứu vể tầm long điểm huyệt, kham thiên, dư địa gọi là thầy Phong Thủy. Sách Táng Thư chép: “Khí nhờ gió mà tan, gặp nước thì dừng”. Lại có người nói: Gió thuộc dương, nước thuộc âm, người học Kham dư đặc biệt chú trọng đến khí Âm
Dương, huyệt quý bởi tàng phong tụ khí, nên gọi chung là Phong Thủy.
Địa lý: Kham Dư hoặc gọi Phong Thủy hoặc cũng gọi là Địa Lý. Trong phần “Hệ từ thượng – Kinh Dịch” có viết: “Ngửa mặt xem thiên văn, cúi xuống xét địa lý”. Nhưng địa lý ở đây dùng không cùng nghĩa với Địa lý học hiện đại. Một người phương Tây tên là Chatley đã từng đưa ra khái niệm về Địa lý của Trung Quốc như sau: “Hệ thống lý thuyết này là một nghệ thuật giúp cho người sống và người chết có được một môi trường sống tốt nhất trong trời đất, luôn cầu mong được cân băng với môi trường âm dương”. Đó là lấy “địa lý” gọi thay “Kham Dư” thực ra người này đã có thiên kiến và chỉ nhìn thấy hiện tượng đời sống của các thầy phong thủy thời nay mà lược bỏ hai kiến thức có quan hệ mật thiết với phong thủy là Thiên văn và Kham Dư.
Thiên trì thủy: (ao nước trời) Còn được gọi là “vệ long tri”, thường là những ao nước tổ tông sơn hoặc cao cương sơn, phân thành ngũ cách: lưỡng trì kẹp long quý nhất; đơn trì hộ giả thứ chi: tiểu trì thủy, thủy bất lưu xuất, cũng không khô hoạt, gọi là “vệ long tỉnh” (giếng vệ long) lại là thứ; phi trì phi hồ, chỉ là những dòng nước nhỏ, còn gọi là “vệ long tuyền”, bốn cái này thuộc cát cách. Nếu long trì bị phá, thì long khí thoát theo nên có thể nói là trong cách Tốt có mang theo khí hung. Một nhà Phong thủy đời Tống cho rằng: Rất ít người biết đến Thiên trì thủy, chu vi, sâu nông của nó rất kỳ diệu, có thể thịnh vượng Thiên thủy, bao phủ cho long mạch, nhìn đầy vơi của Thiên trì thủy để đoán định thịnh suy: ở nơi đất bằng mà có Thiên trì thủy rộng và sâu thì đó chính Chân long tú thủy, vượng mạch, rất nhanh phát, bốn mùa đều tươi tốt, nhưng nếu khi nước trong hồ cạn thì báo hiệu điểm suy vi của thế đất