Cát và hung trong phong thủy
Chúng ta đều biết, vạn vật trong thế gian luôn tồn tại đối lập, không có “cát” thì cũng không có “hung”. Ảnh hưởng đối với con người, có lợi đối với sự sinh tồn của con người là “cát”. Trái lại là “Hung”. “Cát” và “hung” bắt nguồn từ sự phán đoán tâm lý con người, phán đoán tâm lý con người có căn cứ và nguồn gốc từ kinh nghiệm tổng kết qua việc tiếp xúc của con người với vật chất thế giới bên ngoài, bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống đơn sơ của con người.
Trước tiên là con người cần thoả mãn tâm lý phòng ngự, tiếp đó con người cần thoả mãn tâm lý được cát tường (may mắn), tiếp nữa là thoả mãn nhu cầu tâm lý muốn được sống trong “môi trường sinh thái như ý”, một khi có một trục đường lớn chạy thẳng chiếu vào cửa nhà, chúng ta nói ngôi nhà này đã bị ám khí xâm nhập, chính là không cát (may mắn), nhưng ở trước cung điện của Versailles cũng có một trục đường như vậy, lẽ nào cũng bị ám khí hay sao? Không phải.
Có thể thấy, định nghĩa giữa “cát” và “hung” vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi sự khác biệt về văn hoá của các vùng khác nhau, còn nặng về phương diện tư tưởng con người. Nhưng nếu như quá ỉ lại vào phong thuỷ thì nhận thức sai về phong thuỷ dẫn đến chúng ta coi nhẹ tính khoa học cúa nó, làm cho phong thuỷ học thiên về mê tín. Điều này ở một xã hội khi mà sức sản xuất và khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì khó tránh khỏi, nhưng trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại chúng ta cần phân biệt chính xác đâu là khoa học và đâu là mê tín.
Trong phong thuỷ học, “khí” được chia làm hung và cát, “cát khí” tụ, “hung khí” tán là cát, “cát khí” tán, “hung khí” tự là hung. Ví dụ khi chúng ta sống trong một ngôi nhà không thông gió, thì có thể nói là “khí” tụ, nhưng nếu chúng ta sống lâu dài trong đó thì sẽ không hít thở được không khí trong lành, dễ dẫn đến suy nhược cơ thế, giảm sức đề kháng, điều này sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Trong tình hình “khí” như vậy thì dương nhiên là “hung”, cần phái có gió để liên tục thay đổi không khí trong nhà thì mới có thể có được hiệu quả “cát”.
Một ví dụ khác: Ở Lan Châu phía Tây bắc Trung Quốc, địa hình rất tốt, nhìn từ góc độ phong thuỷ đó là nơi tăng phong đắc thuỷ, thế nhưng do bị ô nhiễm của các nhà máy dầu mỏ, hoá chất, luyện kim nên chất lượng không khí ở đấy rất kém, là nơi ô nhiễm môi trường xếp thứ hai trên thế giới tính từ dưới lên. Ở đây vì tốc độ gió trong thành phố là 0~1m/giây, thuộc loại gió lưu thông tĩnh, tạp chất lẫn trong không khí không thể tách ra được, ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng sinh hoạt của người dân trong thành phố. Khí lúc này đương nhiên là “hung”, cần phải có phong (gió) để xua tan loại “khí hung” này.
Có thể thấy phong thuỷ học chính là thông qua việc lợi dụng quan hệ biện chứng giữa “khí” và “hình”, từ đó làm cho con người có thể sống lâu và thịnh vượng. Để đạt được mục đích này, chúng ta cần phải thăm dò tự nhiên, thông qua việc sử dụng các biện pháp khoa học để hiểu biết về tự nhiên, tiến tới cùng chung sống hài hoà với tự nhiên, đó mới chính là quan điểm cơ bản của phong thuỷ học
Cũng có thể nói, nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại và phát triển phong thuỷ học là bởi nó có phương diện khoa học, về phương diện mê tín, ở một mức độ rất lớn tạo thành phương diện này là do mọi người đã lý giải, giải thích sai về nó, mở rộng phạm vi không thích đáng, ứng dụng hiệu quả tuyên truyền chưa phù hợp.