Cảnh quan nào phù hợp với căn nhà?
Phong thuỷ yêu cầu mảnh đất phải “tàng phong tụ khí”, “sơn thanh thuỷ tú”, nước ôm núi, nhấn mạnh trời đất và con người hoà làm một.
Trong cuốn “Dương Trạch Tốỉ Yếu – Tổng luận” có chỉ ra: “ Hình dáng của căn nhà phải vuông vắn, khung nhà phải gọn, có thể quan sát được vị trí tốt. Căn nhà quá cao, quá tròn, quá nhỏ hoặc phình ra phía Đông hẹp phía Tây thì nhất định sẽ phá tài”. Điều này liên quan đến ngoại hình kiến trúc đối xứng. Về kết cấu, nền đất hình vuông tương đối chắc chắn. Về ngoại cảnh thì trông nó có trật tự, đàng hoàng, phù hợp với quan niệm mỹ học truyền thống Trung Quốc.
Ngoài ra, những chất đất khác nhau cũng có quy định khác nhau: “Phàm là những mảnh đất trong kinh thành thì rất cao quý, đắt đỏ”, “Phàm là đất của tỉnh phủ huyện thì đều rộng rãi” (Dương Trạch Thiết Yêu – Tổng luận). “Bên trái căn nhà có nước chảy gọi là Thanh Long; bên phải có đường đi gọi là Bạch Hổ; phía trước có ao , đầm gọi là Chu Tước, đằng sau có gò, đồi gọi là Huyền Vũ. Đây là mảnh đất quý giá nhất” (Dương Trạch thập thư – Luận Trạch ngoại hình). Điều đó chứng minh rằng môi trường bên ngoài của khu đất cũng được quy định theo phong thuỷ. Mà bố cục này được xây dựng trên nền tảng thực tế, đúc rút kinh nghiệm hàng ngàn năm.
Tóm lại, khi chọn lựa mảnh đất trong thành phố hoặc nông thôn đều phải tính đến không gian của nó như phía sau có hạo sơn, phía trước có nước chảy (hoặc bể nước), bên trái và bên phải có núi và đất bảo vệ. Tất cả những thứ đó cấu thành mội đơn nguyên môi trường tương đối khép kín. Chỉ do bản thân kích thước của đơn nguyên môi trường đó có độ to nhỏ khác nhau thì mới tạo ra sự khác biệt tương đối.